Có lẽ bạn đã nhiều lần nghe đến mã giảm giá, voucher và coupon khi đi mua sắm, ăn uống. Nhưng vẫn chưa hiểu nó là gì và phân biệt sự khác nhau giữa chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về các phương thức giảm giá này.

Voucher là gì?

Voucher là một thẻ, phiếu giấy có ghi mức giá ưu đãi hoặc mức giá được giảm khi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ. Có giá trị như tiền thật nhưng chỉ được áp dụng ở điểm bán hàng.

Thông thường các voucher sẽ có giá trị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi lúc sẽ có thêm các điều kiện để được áp dụng. Nếu bạn là người tiêu dùng và nhận được voucher. Hãy nhớ lưu ý kỹ về thời gian và điều kiện để không bỏ lỡ ưu đãi.

Hiện nay voucher còn được sử dụng rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo. Khi sử dụng dưới hình thức online, voucher có thể được hiển thị dưới dạng một dãy mã giảm giá hoặc mã QR (QR code).

Coupon là gì?

Tương tự như trên, coupon cũng sẽ được thể hiện dưới dạng thẻ hoặc phiếu giấy. Trên đó có ghi rõ phần trăm (%) giá trị được giảm nếu sử dụng khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ. Coupon cũng sẽ có thời hạn sử dụng và đôi khi có điều kiện đi kèm. 

Dù xuất hiện chậm hơn (voucher xuất hiện lần đầu năm 1888 và được sử dụng bởi Coca Cola), coupon vẫn thường được các nhà bán lẻ, kinh doanh sản phẩm có giá trị thấp như trà sữa, buffet ưa dùng. Bởi lẽ nếu con số được giảm quá nhỏ sẽ không hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng. Áp dụng phần trăm để thể hiện mức độ được giảm sẽ khiến khách hàng hứng thú và hưởng ứng nhiều hơn.

Coupon cũng dần xuất hiện trên các trang bán hàng online. Và cũng được thể hiện dưới một dãy mã giảm giá hoặc mã QR.

Hình ảnh Voucher

So sánh voucher và coupon

Qua các phân tích trên, có lẽ bạn đã thấy nhiều nét tương đồng giữa cả hai:

  • Thể hiện sự ưu đãi của doanh nghiệp nhằm khuyến khích khách hàng mua sắm
  • Khách hàng đều được mua hàng hóa hoặc dịch vụ với mức giá thấp hơn giá niêm yết
  • Đều được in ấn dưới dạng thẻ, phiếu
  • Đều được ứng dụng trong bán hàng online và offline
  • Có thời hạn, điều kiện áp dụng
  • Chỉ được sử dụng ở các cửa hàng của đơn vị phát hành
  • Có thể xuất hiện dưới dạng một mã giảm giá

Xem thêm: Những đợt sale lớn nhất năm trên Lazada, Tiki, Shopee,.. để tặng mã giảm giá

Song song với đó, giữa 2 dạng giảm giá kể trên có một điểm khác biệt rất lớn. Có thể dùng để phân biệt chúng, đó là:

  • Voucher: thể hiện số tiền được giảm, hoặc mức giá ưu đãi
  • Coupon: thể hiện mức phần trăm được giảm

Lần tới nếu bạn nhận được phiếu ưu đãi, hãy lưu ý xem trên đó ghi một con số cụ thể hay một mức phần trăm. Để có thể phân biệt chúng gọi là gì. Nhưng nếu lần tới bạn mua sắm online, có thể nhiều khả năng bạn sẽ nhận được một mã giảm giá. Vậy mã giảm giá là gì, có phải một tên gọi khác của voucher hay coupon?

Mã giảm giá là gì?

Mã giảm giá là một dãy ký tự bao gồm chữ và số, là một phần trong chương trình khuyến mãi mà khi bạn nhập mã, bạn sẽ mua được hàng/dịch vụ với mức giá ưu đãi.

Mã giảm giá có tính khái quát hơn voucher và coupon, vì nó thể hiện mức ưu đãi dưới bất kỳ hình thức nào người ta gán cho, số tiền hay phần trăm giảm giá. Và điểm cộng dễ thấy là nó có tính ứng dụng cao, đặc biệt là trong bán hàng online. Không cần in ấn tốn kém, bạn cũng có thể có thiết lập một mã giảm giá. Và khi khách hàng nhập mã, họ sẽ nhận được ưu đãi mà bạn đã cài đặt.

Hình ảnh Voucher 3

Một mã giảm giá của Điện Máy Xanh thể hiện phần trăm được giảm

Tạo mã giảm giá và triển khai chương trình với nền tảng bán hàng GoSELL

Nếu bạn đang kinh doanh hoặc bán hàng online, có lẽ bạn sẽ quan tâm cách tự tạo một mã giảm giá. Việc có thể tự tạo mã giúp bạn chủ động. Khi lên các chiến lược thu hút khách hàng và đẩy mạnh doanh số bán.

Hiểu được điều đó, GoSELL đã tích hợp tính năng “Tạo mã giảm giá” vào nền tảng quản lý bán hàng. 

Bước 1: Từ giao diện quản lý của GoSELL, vào > Ưu Đãi > Giảm Giá

Sau đó chọn > Tạo Giảm Giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn

Bước 2: Nhập “Mã Giảm Giá” hoặc chọn tạo mã tự động

Sau đó chọn các thông tin liên quan đến chương trình giảm giá như thời gian, đối tượng,…

What's your reaction?


You may also like