views
* Thông tin bài viết chỉ mang tính tổng hợp và tham khảo, không phải ý kiến chuyên gia
Cây cảnh trong nhà
Theo nghiên cứu khoa học, cây cảnh trong nhà mang tới rất nhiều lợi ích khác nhau như cân bằng trạng thái, tạo sự tập trung, tăng cường năng suất làm việc và tăng khả năng sáng tạo. Các loại cây cảnh trồng trong nhà cũng giúp các thành viên trong gia đình giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm tiếng ồn trong không khí và mang đến không gian riêng tư.
Ngoài ra, không khí trong nhà cũng rất dễ bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Các loại khí thải từ vật liệu xây dựng, nấm mốc, vi khuẩn trong không khí có thể giải phóng rất nhiều độc tố gây ung thư và các loại bệnh khác. Khi đó, các loại cây cảnh trong nhà sẽ góp phần cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thụ chất độc hại và phân hủy thành sản phẩm phụ, giữ trong đất để dùng làm thực phẩm cho cây.
Ngoài ra, một số loại cây cảnh trong nhà theo phong thủy cũng có thể thu hút vận may, tài lộc đến với gia đình. Dưới đây là tên các loại cây cảnh trong nhà mà gia chủ có thể cân nhắc lựa chọn.
Cây Sống Đời
Cây Sống Đời thuộc thân thảo và phân nhánh, sau khi trưởng thành có thể cao tới 1m. Thân cây nhẵn, có màu xanh hoặc tím, nở hoa vào mùa xuân. Hoa sẽ mọc thành từng chùm màu đỏ, cam, vàng hoặc trắng... Tuy bề ngoài nhỏ nhắn song cây Sống Đời mang tới sức mạnh bền bỉ y như tên gọi. Lá cây khi rụng sẽ mọc thành rễ và tạo thành cây con. Điều này cho thấy sự sống vĩnh cửu của loài cây này.
Cây Tuyết Tùng
Tuyết Tùng là cây thân gỗ, có chiều cao thân từ 30 đến 50cm. Loại cây Tuyết Tùng làm cảnh có chiều cao 20 – 30 cm. Trong phong thủy, cây Tuyết Tùng mang ý nghĩa là sự trường tồn, thường được dùng làm quà mừng thọ hoặc sinh nhật. Cây Tuyết Tùng để bàn còn có khả năng xua tan tà khí, mang đến không khí trong lành, mát mẻ và tỏa ra mùi hương nhẹ.
Cây Dây Nhện
Cây Dây Nhện là một loại cây thân thảo, quanh thân có nhiều lá xếp thành từng lớp chồng chéo lên nhau. Lá cây rất dài, thẳng và có phần đầu nhọn. Nếu trồng trong một khoảng thời gian dài, cây Dây Nhện có thể tự mọc ra cây con. Chất dinh dưỡng từ cây mẹ sẽ truyền sang để nuôi cây con lớn. Vào ban đêm, cây có thể hấp thụ các khí độc hại, mang đến không gian thoáng đãng, trong lành cho giấc ngủ.
Cây Lan Ý
Cây Lan Ý thường mọc thành bụi và có khả năng sinh trưởng mạnh, sống được ở cả ngoài trời hay bóng râm nên rất dễ trồng. Nhiều người sử dụng cây Lan Ý làm một cách trang trí cây cảnh trong nhà, ngoài ra còn để thanh lọc không khí và loại bỏ độc tố. Trong phong thủy, cây Lan Ý mang tới nguồn năng lượng tích cực, hạn chế những điều xui xẻo trong cuộc sống và xích mích trong gia đình.
Cây Trầu Bà
Là một loại cây leo thân mềm, Trầu Bà thường bò dài hoặc treo trên giàn, cửa sổ, ban công... Hình dáng bắt mắt và nhỏ nhắn nên Trầu Bà thường được chọn làm cây cảnh trồng trong nhà. Cây Trầu Bà còn có thể hấp thu các chất độc hại trong không khí, loại bỏ bụi bẩn và giúp không gian sống thêm trong lành. Nếu trồng trong bể thủy sinh, rễ cây sẽ có tác dụng làm sạch nước.
Cây Nguyệt Quế
Nguyệt Quế là loài cây Bonsai, được ưa thích bởi vẻ đẹp mộc mạc, tượng trưng cho sự chiến thắng, vinh quang và tài lộc. Hoa Nguyệt Quế không nở quanh năm mà thường xuất hiện sau những cơn mưa lớn, đặc biệt là vào cuối đông đầu xuân. Quả của cây có hình bầu dục như quả trứng, vỏ màu xanh. Khi chín, quả sẽ sang màu cam hoặc đỏ, mọng nước và ít hạt.
Cây Hương Đào
Cây Hương Đào được phân thành nhiều nhánh và có chiều cao từ 2-5m. Nhiều gia đình lựa chọn trang trí cây cảnh trong nhà bằng Hương Đào và đặt ở sân vườn hoặc trồng làm hàng rào. Bên cạnh tác dụng làm đẹp, cây còn có khả năng diệt nấm mốc và hút ẩm.
Cây Cọ Cảnh
Trong số những loại cây cảnh trồng trong nhà, Cọ Cảnh được ưa chuộng bởi hình dáng độc lạ. Cây Cọ Cảnh khác với các loại Cọ thông thường bởi kích thước nhỏ, tán xòe, màu sắc tươi sáng. Cây Cọ Cảnh có tác dụng để trang trí nhà cửa, thanh lọc không khí và đuổi côn trùng hiệu quả.
Cây Vạn Niên Thanh
Vạn Niên Thanh là loại cây thân thảo, sống lâu năm và có chiều cao trung bình từ 50 – 100cm. Cây có tác dụng hấp thụ CO2, cải thiện đáng kể chất lượng không khí trong nhà, giúp không sống thoáng mát, trong lành hơn. Theo phong thủy, cây có ý nghĩa mang lại hạnh phúc, may mắn, tài lộc do đo cây thường được dùng để làm quà tặng, người thân dịp tân gia, khai trương hoặc sinh nhật.
Cây Phát Tài
Cây Phát Tài là tên của một nhóm cây, có khả năng sinh sôi tốt trong điều kiện thiếu sáng. Một số loại cây Phát Tài phổ biến như: cây Phát Tài Núi, Phát Tài Lộc, Phát Tài Đỏ, Phát Tài Búp Sen, Thiết Mộc Lan... Đúng với tên gọi, cây Phát Tài mang tới ý nghĩa may mắn, tài lộc, đem lại vượng khí cho gia chủ.
Cây Kim Ngân
Cây Kim Ngân là cây bóng râm có khả năng chịu nước tốt, thân dẻo dai, chắc, lá to và xòe rộng. Kim Ngân có thể thích nghi cả ở môi trường thiếu sáng nên khi trồng trong nhà, cây vẫn rất khỏe mạnh. Cây Kim Ngân để bàn có tác dụng làm sạch không khí, tăng oxy, đuổi muỗi và làm tiểu cảnh. Ngoài ra, cây có thể được tặng làm quà khai trương, tân gia với ý nghĩa công danh, tiền bạc sinh sôi.
Cây Nha Đam
Bên cạnh tác dụng decor cây cảnh trong nhà, Nha Đam còn được biết đến nhiều nhất như một loại cây cảnh trong nhà tốt cho sức khỏe. Một số tác dụng đối với sức khỏe như: ngăn ngừa, điều trị tiểu đường, trị viêm loét tá tràng, tăng cường chức năng gan, chữa tiêu hóa kem... Ngoải ra, Nha Đam có tác dụng làm sạch da, làm dịu phần da bị cháy nắng, trị chứng ngứa da đầu…
Cây Ngũ Gia Bì
Cây Ngũ Gia Bì thuộc họ Nhân sâm, có chiều cao từ 1-7m. Nhiều nhà khoa học đã chứng minh cây Ngũ Gia Bì có nhiều tác dụng y học như: chữa bệnh xương khớp, giảm mệt mỏi, căng thẳng, có tác dụng an thần... Ngoài ra, cây còn có thể đuổi muỗi và làm sạch không khí.
Cây Kim Tiền
Nhắc đến các loại cây cảnh trong nhà phổ biến không thể bỏ qua cây Kim Tiền. Cây không cần sống trong ánh sáng mạnh, tương đối dễ trồng trong nhà. Từ tên gọi cũng có thể biết được ý nghĩa phong thủy mà loại cây này mang lại. Kim Tiền được nhiều gia đình đặt trong nhà với mong muốn mang đến may mắn, tài lộc, sự thịnh vượng và giàu sang.
Cây Bạch Mã Hoàng Tử
Bạch Mã Hoàng Tử là loại cây thân thảo, mọc thành bụi, cao 25-50cm. Không chỉ được décor trong nhà, cây Bạch Mã Hoàng Tử cũng được thấy nhiều ở quán café, khách sạn, văn phòng... bởi vẻ đẹp sang trọng. Cây Bạch Mã Hoàng Tử được NASA xếp vào 1 trong 10 loại cây có khả năng làm sạch khói bụi tốt nhất, mang đến không gian sống trong lành, không ô nhiễm.
Cây Đại Phú Gia
Cây Đại Phú Gia có thân mọng nước, mập, lùn, màu xanh thẫm, có đốt bao quanh. Chiều cao cây trung bình từ 50cm – 1m. Lá cây tập trung nhiều ở phần ngọn, hình bầu dục, đầu hơi nhọn và có màu xanh bóng. Người xưa quan niệm rằng, cây Đại Phú Gia nếu phát triển xanh tốt sẽ mang đến cho gia đình nhiều tài lộc và may mắn, nhưng nếu cây chết sẽ mang đến điềm xấu.
Cây Ngọc Ngân
Cây Ngọc Ngân là một loại cây thường xanh, lá hình bầu dục, cuống lá dài, màu trắng xanh, một gốc có 5 đến 6 nhánh. Cây có rễ chùm, hoa màu trắng hoặc xanh, hình trụ. Tên cây có bắt nguồn từ màu sắc, trong đó màu trắng là ngân và màu xanh là ngọc. Chữ “ngân” mang lại ý nghĩa tiền bạc và mang lại tài lộc cho người trồng.
Cây Phú Quý
Cây Phú Quý có màu trắng hồng, lá xanh viền đỏ, chiều cao trung bình từ 35-50cm. Cây có rễ chùm, từ màu trắng chuyển sang màu xanh. Thông thường, cây Phú Quý sẽ nở vào mùa hè, có màu vàng nhạt và khi tàn chuyển thành màu đỏ hoặc cam. Cái tên Phú Quý cũng đã nói lên ý nghĩa phong thủy của cây là sự may mắn, giàu sang, phú quý.
Cây Phong Lộc Hoa
Phong Lộc Hoa là cây thuộc họ nhà dứa, có hoa ở giữa với màu chủ đạo là vàng hoặc đỏ. Đây là loại cây thân cỏ, thân được tạo nên từ mang lá, xếp từ gốc đến ngọn. Bên cạnh vẻ đẹp cuốn hút, cây còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, mang đến tài lộc và vượng khí cho gia chủ.
Kết
Trên đây là tổng hợp các loại cây cảnh trong nhà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn đem đến nhiều lợi ích về sức khỏe, làm đẹp và phong thủy.
Nguồn: https://vinhomes.vn/vi/top-20-cay-canh-trong-nha-de-trong-thu-hut-tai-loc
Facebook Conversations